Hiện nay, những mẫu nhà có tầng bán hầm đang được nhiều gia chủ lựa chọn, đặc biệt là ở khu vực thành phố lớn. Hiểu được nhu cầu đó, bài viết hôm nay Bighome sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi chi phí xây nhà bán hầm là bao nhiêu, để gia chủ có thể chuẩn bị trước tài chính trước khi xây dựng ngôi nhà mơ ước.
1. Cách phân biệt nhà có tầng hầm và tầng bán hầm
Có hai kiểu xây hầm phổ biến hiện nay là tầng hầm và tầng bán hầm. 2 kiểu tầng hầm này nếu nghe qua tên sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn, nhưng dưới đây sẽ là điểm khác biệt của 2 loại hình thiết kế này:
- Tầng hầm: là thiết kế nhà phần mặt bằng tầng 1 sẽ được làm ngang với vỉa hè. Tầng hầm thường được dùng để tăng thêm diện tích sử dụng, tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình như để xe, nhà kho, để các loại máy móc…
- Tầng bán hầm là kiểu hầm có một nửa nằm trên mặt đất, còn một nửa chìm dưới đất. Tầng bán hầm sẽ thường có nhiều ánh sáng hơn vì lấy được ánh sáng tự nhiên và thoáng khí, nhờ chiều cao nhô lên khỏi mặt đất. Bên cạnh đó, nếu nhà chỉ dưới 3 tầng thì không nên xây dựng tầng bán hầm.
2. Ưu và nhược điểm khi xây nhà bán hầm
Ưu điểm
- Tăng thêm diện tích lưu trữ đồ dùng: nếu như bạn không muốn tốn chi phí xây kho chứa đồ, thì hoàn toàn có thể tận dụng tầng bán hầm thay thế, vừa gọn gàng ngăn nắp lại tiết kiệm
- Thay thế gara thành nơi để xe: với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì việc thiết kế tầng bán hầm thành gara là ý tưởng tuyệt vời. Vừa tiện ích mà vẫn đảm bảo được độ thoáng và nhiều ánh sáng cho không gian.
- Nâng mặt bằng chung của căn nhà: xây dựng thêm tầng bán hầm sẽ giúp cho mặt bằng nhà được nâng lên, từ đó ngôi nhà sẽ đón nhận thêm được nhiều nắng, gió tự nhiên, thoáng và chống ẩm tốt hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, thì kiểu nhà tầng bán hầm này cũng có những nhược điểm riêng;
- Chi phí thi công nhà sẽ cao hơn so với nhà thông thường, mức chênh lệch chi phí đến từ điều kiện khắt khe của những vật liệu chống thấm, độ dốc và yếu tố kỹ thuật phức tạp khác. Độ sâu của tầng càng lớn thì chi phí càng phải bỏ ra càng nhiều.
- Thiết kế và thi công nhà bán hầm phức tạp hơn so với xây dựng nhà bình thường, bởi cần phải tính toán kết cấu hợp lý, thợ phải có tay nghề để thi công để công trình được đảm bảo an toàn và độ thẩm mỹ.
3. Cách tính chi phí xây nhà bán hầm
Trên thực tế, chi phí xây dựng nhà tầng bán hầm sẽ tốn kém hơn nhiều so với những nhà không có tầng hầm. Nhưng cách tính diện tích và chi phí xây dựng tầng hầm ở mỗi đơn vị thầu lại khác nhau. Cho nên dưới đây sẽ là cách tính diện tích và chi phí xây nhà bán hầm hiện đang áp dụng để bạn tham khảo:
Chi phí xây nhà bao gồm: chi phí gia cố khi đào đất và chi phí xây dựng tầng hầm
3.1 Chi phí gia cố hầm
Gia cố công trình là điều bắt buộc phải làm để không ảnh hưởng tới các công trình bên cạnh như lở, sụt lún, nghiêng, sập… và để đảm bảo ngôi nhà luôn chắc chắn. Chi phí gia cố vách hầm thường chưa được tính vào giá xây dựng phần thô, tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình cũng như biện pháp thi công.
3.2 Chi phí xây dựng tầng hầm
Bên cạnh đó, chi phí xây dựng tầng bán hầm còn phụ thuộc vào độ sâu của hầm:
- 1,2m – 1,8m so với cote vỉa hè được tính bằng [170% diện tích sàn] x [đơn giá xây dựng phần thô]
- 1,8m – 2,5m so với cote vỉa hè được tính bằng [300% diện tích sàn] x [đơn giá xây dựng phần thô]
- >2,5m so với cote vỉa hè được tính bằng [300% diện tích sàn] x [đơn giá xây dựng phần thô]
⇒ Chi phí xây thô = diện tích hầm x đơn giá xây thô
Chi phí hoàn thiện sẽ được ghi chi tiết trong báo giá sau khi đã có bản thiết kế chi tiết của hầm và nhu cầu hoàn thiện của gia chủ.
Trên đây là cách tính chi phí xây nhà bán hầm mà bạn có thể tham khảo, cũng như ưu và nhược điểm của kiểu thiết kế này. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích sẽ phần nào giúp gia chủ định hình cũng như chuẩn bị tài chính cho ngôi nhà tương lai của mình.